Tâm lý trẻ 2 tuổi: Những điều con đã biết mà bố mẹ chưa biết

Từ độ tuổi thứ 2 trở đi, trẻ đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ về các mặt tư duy, sáng tạo, vận động và cả mối quan hệ xã hội. Tâm lý trẻ 2 tuổi diễn biến phức tạp hơn, liệu bố mẹ đã biết những điều này về con mình? Hãy cùng SISU STEAM tìm hiểu về tâm lý của trẻ 2 tuổi qua bài viết dưới đây.

Trẻ 2 tuổi đã biết những gì?

1. Ngôn ngữ

Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu khám phá ngôn ngữ, trẻ thích thú khi được nói và luôn cố gắng mô tả thế giới xung quanh mình. Bố mẹ nên khuyến khích bé trò chuyện và dạy bé sử dụng những từ ngữ đơn giản, thích hợp. Trẻ có thể tập nói được những câu chứa 2-3 từ và có thể làm theo những yêu cầu gồm 2 mệnh lệnh. Việc tập đọc cùng bé và dạy bé kết nối từ ngữ với những hình ảnh đơn giản là điều cần thiết trong giai đoạn này.

2. Trí tưởng tượng

Khi trẻ lên 2, khả năng tưởng tượng của bé bắt đầu phát triển nên việc đọc sách, kể chuyện và các hình thức kể chuyện nhập vai sẽ làm bé thích thú. Các bé có khả năng đóng vai và tự tạo ra tình huống truyện chứ không chỉ bắt chước những hành động đơn giản như trước.

3. Nhận thức

Trẻ bắt đầu thay đổi nhận thức về những việc diễn ra xung quanh và đủ nhạy cảm để nhận biết những khác biệt trong phản ứng và thái độ của người lớn. Bé cũng sẽ cảm thấy được động viên bởi lời khen khi bé làm được việc tốt, vì vậy bố mẹ nên dành lời khen cho bé khi có dịp nhé!

Bố mẹ cũng sẽ ngạc nhiên với sự khéo léo của bé khi bé có thể mở hộp, tách rời và lắp ráp nhiều thứ, biết sắp xếp mọi vật, bé có thể tự dọn dẹp đồ chơi sau giờ chơi.

4. Lòng quyết tâm

Trong giai đoạn này, ngăn bé làm một việc gì đó hết sức khó khăn. Phụ huynh cần báo trước cho bé nếu muốn thay đổi bất cứ điều gì. Trẻ bắt đầu biết giận giữ hay làm nũng để người lớn hiểu điều mình muốn. Vì vậy, giai đoạn này phụ huynh không nên quá chiều chuộng bé, sẽ dễ hình thành nên thói quen xấu trong tương lai.

Đặc điểm tâm lí của trẻ 2 tuổi

Lên 2 tuổi, khả năng nhận thức và học hỏi của trẻ rất nhanh nhạy, đặc biệt trong việc quan sát và bắt chước những hành động, lời nói, thái độ của những người xung quanh. Những điều trẻ học hỏi và bắt chước những người xung quanh là hiểu biết đầu tiên của trẻ về thế giới. Vì vậy, bố mẹ và những người xung quanh trẻ cần cẩn trọng với hành vi, lời nói và cách đối nhân xử thế của mình để làm gương cho trẻ, từ đó có thể hình thành lối sống lành mạnh, văn minh cho bé.

Ở độ tuổi này, trẻ nhìn nhận thế giới xung quanh chỉ qua nhu cầu và mong muốn của mình. Do bé chưa nhận thức được cảm giác của người khác trong tình huống tương tự như thế nào. Bé cho rằng mọi người đều có suy nghĩ giống như mình. Nếu như bé có những cư xử khiến bố mẹ không hài lòng, đừng vội trách mắng bé kiểu như là “Nếu người khác làm như vậy với con thì con có chịu được không?”. Hãy để dành những lời trách mắng này cho tới lúc bé lớn hơn – bé có thể thực sự hiểu được cảm nhận của người khác và có khả năng tiếp nhận lời nói trong các tình huống tương tự.

Hành vi của trẻ 2 tuổi đơn giản là tự bộc phát. Mọi vấn đề đều thu hút sự chú ý của trẻ và trẻ cũng dành rất nhiều thời gian để “nghiên cứu” tìm ra câu trả lời cho mình. Giai đoạn này trẻ sẽ có hàng vạn câu hỏi vì sao cho bố mẹ. Bố mẹ hãy kiên nhẫn và tìm cách giải thích dễ hiểu nhất cho bé, khuyến khích con quan sát và học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ trong giai đoạn học tập về sau.

Bố mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ ở giai đoạn này?

Tâm lý của trẻ 2 tuổi thường bị ức chế vì ngôn ngữ và kỹ năng vận động còn hạn chế, dẫn đến cáu kỉnh, la hét và ăn vạ nhiều hơn. Đây cũng là thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ, quá trình khủng hoảng này có thể kéo dài đến tháng thứ 30. Thay vì nổi nóng và đánh đòn con, bố mẹ hãy cư xử dịu dàng với bé, cho con một bờ vai và vòng tay ôm để con trở nên bình tĩnh, dễ chịu hơn, cùng bé vượt qua thời kỳ khủng hoảng.

Đây cũng là độ tuổi mà bé bắt đầu đến trường đi học, bước vào một hành trình mới cũng như thử thách mới với trẻ. Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học cũng sẽ có những thay đổi bất ngờ và rất cần sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ. Bố mẹ hãy tâm sự với trẻ nhiều hơn để cho trẻ thấy việc đi học không hề đáng sợ mà đó chính là một hành trình mới chứa đầy những điều thú vị đang chờ bé khám phá, học hỏi.

Hi vọng qua bài viết trên, phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về tâm lý trẻ 2 tuổi để có cách giáo dục phù hợp cho các con. SISU STEAM rất vinh dự được đồng hành cùng phụ huynh trên con đường giúp trẻ chinh phục tri thức. Để biết thêm thông tin chi tiết về STEM là gì và chương trình giảng dạy tại SISU STEAM, quý vị phụ huynh vui lòng điền form dưới đây để được tư vấn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *